Chi tiết tin
Thị trường lao động Bồ Đào Nha

chè thái nguyên,chữa bệnh lậu, sùi mào gà, http://mangsuckhoe.com.vn/Kinh-nguyet-khong-deu/Cach-dieu-tri-roi-loan-kinh-nguyet.html

 
Tóm lược tình hình thị trường lao động

Bồ Đào Nha có tổng dân số là 10 614 600 người (tính đến quý 4 / 2007), trong đó tỷ lệ nam giới là 48,4% và nữ giới là 51,6%. Số người trong độ tuổi lao động là 5 627 700, trong đó khoảng 5 188 200 người có việc làm. Theo thống kê mới nhất của Eurostat (cơ quan thống kê châu Âu) thì tỷ lệ thất nghiệp ở mức 7,8 %. Phụ nữ và lao động trẻ từ 15 đến 24 tuổi bị thất nghiệp cao hơn, tỷ lệ tương ứng là 9,6% và 16,8 %.

Tóm lược tình hình thị trường lao động

Bồ Đào Nha có tổng dân số là 10 614 600 người (tính đến quý 4 / 2007), trong đó tỷ lệ nam giới là 48,4% và nữ giới là 51,6%. Số người trong độ tuổi lao động là 5 627 700, trong đó khoảng 5 188 200 người có việc làm. Theo thống kê mới nhất của Eurostat (cơ quan thống kê châu Âu) thì tỷ lệ thất nghiệp ở mức 7,8 %. Phụ nữ và lao động trẻ từ 15 đến 24 tuổi bị thất nghiệp cao hơn, tỷ lệ tương ứng là 9,6% và 16,8 %.
Về các hình thức tổ chức lao động mới, thì hình thức làm việc không trọn giờ ít phổ biến tại Bồ Đào Nha (chỉ chiếm 12,2% trong tổng số mối quan hệ lao động). So sánh với toàn vùng kinh tế châu Âu, nơi có đến 30,9 % phụ nữ làm việc theo chế độ không trọn giờ trên tổng số phụ nữ có việc làm, thì ở Bồ Đào Nha tỷ lệ này  chỉ là 17,1%.Có khoảng 230 doanh nghiệp  tổ chức hình thức làm việc không trọn giờ trên thị trường lao động.
Cuối tháng 1/2008 các Sở lao động ghi nhận được số lao động thông báo thất nghiệp là 399674 người, trong đó 40,5% nam giới và 59,5% nữ giới. Trong số này có 5,1% là người có quốc tịch khác, gồm 2108 công dân EU ( Rumani, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bungari) và 4685 công dân các nước Đông Âu (nhiều nhất là Ukraina : 3100 người, Mondavi và Nga).
Theo báo cáo được tiến hành vào quý 4/2007, việc phân tích số người lao động có việc làm theo lĩnh vực kinh tế cho thấy cơ cấu lao động như sau : 11,5% lao động trong ngành nông, lâm và ngư nghiêp; 30,5% lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng, năng lượng và cấp thoát nước; 58% lao động trong ngành dịch vụ.
Lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bồ Đào Nha, đặc biệt là thương mại và sửa chữa xe cơ giới (chiếm 14,6% tổng số chỗ làm), lĩnh vực kinh doanh, cho thuê bất động sản, dịch vụ cho các doanh nghiệp (6,5%), khách sạn, nhà hàng (5,8%). Du lịch được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế và tạo việc làm. Từ một ngành du lịch trước đây chỉ lấy tắm biển làm chủ đạo, thì nhiều địa phương khác nhau của Bồ Đào Nha, tuỳ theo lợi thế của mình, đã phát triển thêm các hình thức du lịch theo chiều sâu như du lịch sự kiện, du lịch mạo hiểm và sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nông thôn trọ ở nhà dân và du lịch tắm nước khoáng nóng.
Khu vực công vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số chỗ làm (18,6% trong các ngành hành chính công, quốc phòng, bảo hiểm xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế và xã hội), nhưng dự báo những năm tới khu vực công sẽ không tăng thêm chỗ làm việc.
Ngành công nghiệp chế tạo (chiếm 18,1% chỗ làm) không được tính vào những ngành phát triển năng động của nền kinh tế Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, một số lĩnh vực đặc biệt sau đây được đánh giá cao không chỉ ở khía cạnh tạo việc làm (cả về số lượng và chất lượng tay nghề) mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu làm giầu cho đất nước, đó là
-         Công nghiệp ô tô (với các thương hiệu như Volkswagen, Opel và Citroen, kể cả các xí nghiệp sản xuất phụ tùng, tuy nhiên gần đây cũng gặp nhiều khó khăn, không loại trừ khả năng một số nhà máy phải đóng cửa);
-         Công nghiệp hoá chất (lọc dầu, chất dẻo, phân bón, sản phẩm vệ sinh, hoá chất bảo vệ thực vật, sơn, bột mầu và các hoá chất gốc vô cơ và hữu cơ);
-         Công nghiệp điện, điện tử (bán dẫn, linh kiện điện tử cho xe cơ giới, đồ điện gia dụng, mạng viễn thông / cáp quang);
-         Công nghệ thông tin và viễn thông, trong đó có nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ hoạt động, như phát triển phần mềm cho các ứng dụng đặc biệt, kể cả việc ứng dụng cho các lĩnh vực công nghệ cao;
-         Lĩnh vực sinh học : công nghiệp dược phẩm cũng như lĩnh vực đang được quan tâm phát triển như công nghệ sinh học;
-         Công nghiệp đúc khuôn gang tự động cao ở vùng Centro, mà sản phẩm của nó đáp ứng rất năng động các quy trình sản xuất sản phẩm với số lượng nhỏ.
Tình hình lao động nước ngoài làm việc tại Bồ Đào Nha
Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2005, tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Bồ Đào Nha là 223.297 người, trong đó người đến từ các nước châu Âu là 84.293, Châu á-Châu Đại dương 14.118, châu Mỹ 49.404 và châu Phi là 72.180. Trong số lao động đến từ châu á, nhiều nhất là ấn Độ/Pakistan (7.166 người), kế đến là Trung Quốc (4.580 người).
Qua điều tra cơ bản, cơ cấu ngành nghề của lao động nước ngoài như sau : nhà quản lý (2%), nghiên cứu khoa học (3%), kỹ thuật viên (3%), đốc công
(3%), dịch vụ, bán hàng(12%), nông-ngư nghiệp (2%), thương mại (31%), vận hành máy và thiết bị (3%), lao động giản đơn (37%), các nghề khác (4%)
Một số quy định của pháp luật lao động : (cập nhật đến tháng 02/2008)
Hợp đồng lao động :
Theo quy định của pháp luật Bồ Đào Nha, các hợp đồng lao động có thời hạn, không thời hạn, làm việc không trọn giờ, làm việc tạm thời đều phải giao kết bằng văn bản. Hợp đồng lao động phải có các nội dung sau :
. các thông tin về người sử dụng lao động;
. các thông tin về người lao động;
. mục đích của hợp đồng, bao gồm cả ngành nghề / công việc cần thực hiện;
. thời hạn của hợp đồng, bao gồm cả quy định về thời gian thử việc;
. địa điểm làm việc;
. tiền lương, tiền công.
Hai bên có nghĩa vụ cung cấp các thông tin quan trọng cho nhau : người sử dụng cung cấp thông tin về hợp đồng lao động; người lao động cung cấp thông tin về việc thực hiện các công việc được giao.
Người sử dụng phải cung cấp bằng văn bản cho người lao động những thông tin tối thiểu sau : thông tin về doanh nghiệp, nơi làm việc, nhóm ngành nghề và nội dung công việc; thời gian ký kết hợp đồng lao động; thời hạn của hợp đồng; số ngày nghỉ phép; thời hạn báo trước khi kết thúc hợp đồng; mức tiền lương, tiền công và thời gian lĩnh, thời giờ làm việc bình thường hàng ngày và hàng tuần; nội dung thoả ước lao động tập thể (nếu có).
Nếu có sự thay đổi về nội dung các điểm trên, người sử dụng phải thông báo cho người lao động trước 30 ngày, trừ khi sự thay đổi này do pháp luật, thoả ước lao động tập thể hoặc quy chế nội bộ doanh nghiệp quy định.
Tiền lương, tiền công :
Mọi người lao động đều có quyền được trả lương hàng tháng từ mức lương tối thiểu trở lên, được gọi là lương tối thiểu quốc gia. Mức lương này hàng năm được pháp luật quy định. Năm 2007, mức lương tối thiểu ở mức 403 Euro/tháng.
Lương tháng, lương ngày và lương giờ là các hệ thống thanh toán thông dụng nhất. Các cửa hàng bán lẻ thường có phụ cấp bằng hiện vật. Ngoài lương tháng, có phụ cấp tiền ăn và có thể thêm phụ cấp đi lại. Khu vực tư nhân, các phụ cấp được quy định trong thoả ước lao động tập thể. Làm thêm giờ, làm việc vào ngày cuối tuần và ngày lễ có thể được trả phụ cấp theo thoả ước cho phần công việc đã hoàn thành. Thông thường, người sử dụng trả lương cao hơn mức quy định trong thoả ước lao động tập thể đối với từng ngành.
Tiền lương, tiền công phải được thanh toán theo chu kỳ nhất định, có thể là hàng tuần, nửa tháng hoặc hàng tháng (chu kỳ hàng tháng được thực hiện nhiều nhất). Tuỳ theo thoả thuận riêng, lương có thể được trả theo chu kỳ thời gian khác.
Tiền lương, tiền công chủ yếu được chuyển qua ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn người sử dụng lao động trả lương bằng Séc hoặc tiền mặt. Dẫu trả lương bằng hình thức nào thì người lao động cũng có quyền yêu cầu được nhận phiếu tính lương. Trong phiếu tính lương thể hiện tổng số các khoản tiền (gồm tổng lương, phụ cấp ăn) và các khoản khấu trừ (thuế thu nhập tính theo gia cảnh, các khoản bảo hiểm xã hội bằng 11% tổng lương). Người sử dụng lao động có nghĩa vụ chuyển các khoản khấu trừ trên cho cơ quan tài chính và bảo hiểm xã hội. Vào tháng Một hàng năm, người sử dụng cấp cho người lao động bản chứng nhận thu nhập của năm trước để giải trình cơ quan tài chính về mức thuế thu nhập của mình.
Người lao động được quyền nhận tiền Nô-ên ở mức bằng một tháng lương, khoản tiền này  được trả trước ngày 15-12 hàng năm, được trả lương trong thời gian nghỉ phép năm.
Thời giờ làm việc :
Thời giờ làm việc bình thường không được vượt quá  8 giờ/ ngày và 40 giờ/tuần. Tuy nhiên, trên cơ sở thỏa thuận tại thoả ước tập thể, thời giờ làm việc bình thường một ngày có thể kéo dài thêm tối đa 4 giờ nhưng sao cho thời giờ làm việc một tuần không được vượt quá 60 giờ.
Trong tuần, ngày Chủ Nhật được pháp luật quy định là ngày nghỉ đương nhiên. Ngoài ra, mỗi tuần người lao động được nghỉ thêm nửa ngày hoặc một ngày (thông thường vào ngày thứ Bảy).
Ngày làm việc được bố trí nghỉ giữa ca một lần, thời gian nghỉ không ngắn hơn một giờ và không kéo dài quá 2 giờ, sao cho người lao động không làm việc liên tục quá 5 giờ.
Giữa 2 ngày làm việc, người lao động phải được bố trí nghỉ ngơi tối thiểu 11 giờ liên tục. Quy định này không áp dụng trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ đòi hỏi tính liên tục, ví dụ như trong bệnh viện, bến cảng, sân bay, ngành viễn thông, sản xuất theo dây chuyền, nhưng người lao động phải được bố trí nghỉ bù tương ứng.
Công việc làm thêm giờ là toàn bộ công việc được hoàn thành ngoài giờ làm việc bình thường. Người lao động có nghĩa vụ làm thêm giờ, trừ các trường hợp có lý do đặc biệt, như phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Thời giờ làm thêm được giới hạn, mỗi người lao động không quá 2 giờ/ ngày và không quá 200 giờ / năm.
Làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường, người lao động được hưởng phụ cấp lương như sau : thêm 50% đối với giờ đầu tiên; thêm 75% đối với mỗi giờ tiếp theo. Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ đương nhiên hàng tuần và ngày lễ, người lao động có quyền được hưởng phụ cấp thêm 100% đối với mỗi giờ làm.
Làm đêm được tính trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 7 giờ ngày hôm sau, thời gian làm việc ít nhất là 7 giờ, dài nhất là 11 giờ, tính cả đợt giải lao được bố trí trong khoảng thời gian từ 0.00 giờ đến 5.00 giờ. Người lao động làm đêm được trả thêm phụ cấp là 25%.
Thời giờ làm việc mỗi ca không được vượt quá mức thời giờ làm việc bình thường. Người lao động chỉ được chuyển ca sau ngày nghỉ tuần. Trường hợp dây chuyền sản xuất cần vận hành liên tục, phải bố trí các ca sao cho người lao động sau 7 ngày phải được nghỉ 1 ngày, ngoài ngày nghỉ thông thường theo quy định.

Nghỉ phép năm

Mọi người lao động đều có quyền được nghỉ phép năm hưởng nguyên lương. Quyền nghỉ phép không được thay thế bằng cách trả tiền hay các hình thức khác. Quyền nghỉ phép mỗi năm phát sinh từ lúc ký hợp đồng lao động và kết thúc vào ngày 1-1 năm sau. Số ngày nghỉ phép năm là 22 ngày làm việc. Trong năm đầu tiên của hợp đồng lao động, sau thời gian làm việc 6 tháng, người lao động được quyền nghỉ phép mỗi tháng 2 ngày làm việc, tối đa là 20 ngày. Nếu hợp đồng lao động có thời hạn ít hơn 6 tháng, người lao động được nghỉ mỗi tháng làm việc đầy đủ là 2 ngày.

Ngày lễ chính thức (13 ngày)

Ngày 1-1 (năm mới)

Ngày thứ Sáu tuẫn thánh

Ngày Chủ nhật Phục sinh

Ngày 25-4 (Ngày tự do)

Ngày 1-5 (Quốc tế lao động)

Ngày minh tội (không cố định)

Ngày 10-6 (ngày Bồ Đào Nha)

Ngày 15-8 (lễ thăng thiên)

Ngày 5-10 (ngày cộng hoà)

Ngày 1-11 (lễ các thánh)

Ngày 1-12 (tái độc lập)

Ngày 8-12 (Ngày Đức mẹ)

Ngày 25-12 (Nô-ên)

Ngoài ngày lễ chính thức, thì ngày lễ hoá trang (rơi vào một ngày trong tháng 2 hoặc tháng 3) và ngày lễ theo truyền thống của từng địa phương cũng có thể được coi là ngày nghỉ đối với người lao động.
Ngày nghỉ ốm, nghỉ việc riêng
Nghỉ do ốm đau được coi là hợp lệ, người lao động được nhận tiền ốm đau, nếu có đóng bảo hiểm. Người lao động có quyền nghỉ mỗi năm đến 15 ngày vì việc riêng, ví dụ để chăm sóc thành viên gia đình bị ốm đau, tai nạn
Quy định về kết thúc hợp đồng lao động
Khi kết thúc Hợp đồng, người sử dụng có trách nhiệm cấp cho người lao động bản chứng nhận lao động, trong đó có các nội dung về thời gian làm việc, công việc đã làm và các giấy tờ khác liên quan đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là giấy tờ về bảo hiểm xã hội.
Hợp đồng lao động được kết thúc trong các trường hợp sau : hợp đồng đã hết hạn; người lao động không đáp ứng yêu cầu công việc; người sử dụng không cần tiếp người lao động; người lao động về hưu. Người sử dụng và người lao động có thể cùng nhất trí kết thúc hợp đồng, tuy nhiên hai bên phải ký một văn bản thoả thuận, trong đó ghi rõ thời hạn hiệu lực của bản thoả thuận.
Nếu có lý do xác đáng, pháp luật Bồ Đào Nha cho phép người lao động có thể kết thúc ngay hợp đồng lao động. Người lao động có thể kết thúc hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do nhưng phải  thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động trước 30 hoặc 60 ngày, tuỳ thuộc vào thâm niên làm việc dưới hoặc trên 2 năm. Đối với các hợp đồng lao động có thời hạn, nếu người lao động muốn kết thúc trước hạn, phải thông báo trước cho người sử dụng như sau : 30 ngày, nếu thời hạn của hợp đồng từ 6 tháng trở lên; 15 ngày, nếu thời hạn của hợp đồng dưới 6 tháng. Người lao động không tuân thủ quy định về thời gian báo trước, có nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng quãng thời gian không báo trước này, khoản tiền bồi thường được xác định trên cơ sở lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương.
Người sử dụng lao động có thể đơn phương kết thúc hợp đồng lao động, nếu chứng minh được các lý do sau :
. lỗi của người lao động, mà do mức độ nghiêm trong nên không thể duy trì tiếp mối quan hệ lao động;
. do tình hình thị trường hoặc do cơ cấu lại sản xuất / thay đổi công nghệ làm mất đi chỗ làm việc;
. do người lao động thường xuyên không đáp ứng yêu cầu của công việc.
Thuế thu nhập :
Người sử dụng có trách nhiệm giữ lại một phần tiền lương của người lao động để nộp thuế thu nhập, mức thuế thu nhập được xác định tuỳ theo gia cảnh của người lao động. Tỷ suất thuế dao động theo 7 nhóm thu nhập, từ 10,5 % đối với tổng thu nhập năm dưới 4544 Euro đến 42% đối với thu nhập năm trên 61260 Euro.
Quy định về visa và giấy phép làm việc đối với lao động nước ngoài:
Người nước ngoài không được phép thay đổi hạng visa của mình từ hạng visa du lịch thành visa lao động khi đang cư trú ở Bồ Đào Nha.
Đối tác