Chi tiết tin
Thị trường xuất khẩu lao động các nước Trung Đông

Thị trường xuất khẩu lao động các nước Trung Đông


 

Các quốc gia Trung Đông bao gồm BahrainAi CậpIranIraqIsraelJordanKuwaitLiban,PalestineOmanQatarẢ Rập SaudiSudanSyriaCác Tiu Vương qu Rp Thng nht và Yemen. Trong số các quốc gia này thì chỉ có một số nước có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm các công trình xây dựng, phục vụ nhà hàng, khách sạn, giúp việc …Các nước có nhu cầu lao động tương đối lớn là: Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất; Libya; Isarel, Quatar, Kuwait, Oman. Hiện nay do tình hình bất ổn về chính trị nên việc tuyển lao động sang làm việc tại các nước này đang gián đoạn và còn nhiều hạn chế.

 

Cú sốc thị trường Libya

 

Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Bộ LĐ-TB-XH, cục và các doanh nghiệp (DN) XKLĐ đã dốc toàn lực đầu tư mạnh cho thị trường Libya hơn bất kỳ thị trường nào khác. Sau gần 3 năm mở thị trường, ngày 28-5-2010, Bộ LĐ-TB-XH đã ra quyết định thành lập đề án tăng cường quản lý lao động sang Libya, lấy đây làm thị trường điểm để thực hiện đề án hỗ trợ 62  huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ theo chỉ đạo của Chính phủ. Mục tiêu là mỗi năm đưa 5.000 – 7.000 lao động sang Libya, trong đó ưu tiên 30% chỉ tiêu tuyển dụng cho lao động, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo.

 

Trên hết, theo ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, Libya vốn là thị trường lành tính, điều kiện làm việc, ăn ở của người lao động khá tốt, quyền lợi được bảo đảm, ít rủi ro, thu nhập tương đối khá (bình quân 7 triệu đồng – 8 triệu đồng/người/tháng trở lên) nên nhiều người cũng muốn sang làm việc. Nhờ vậy, sau 3 năm khai thác, Việt Nam đưa được 10.482 lao động sang Libya, trong đó chỉ riêng năm 2010 là 5.242 người.

 

Thế nhưng, rủi ro không lường trước được đã xảy ra và tất cả số lao động trên phải về nước. Đến thời điểm này, có thể xem đề án của Bộ LĐ-TB-XH và nỗ lực tăng cường đưa lao động sang Libya của các DN gần như bị phá sản. Một cán bộ lãnh đạo của Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phải thốt lên: “Thiệt hại quá nặng nề, phí bao công sức gầy dựng”.

 

Nguy cơ thu hẹp thị trường Trung Đông

 

Trong định hướng phát triển, cùng với Libya (Bắc Phi), Bộ LĐ-TB-XH xác định Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ả Rập Saudi, Bahrain là các thị trường XKLĐ đầy tiềm năng ở khu vực Trung Đông, cần tập trung khai thác để tăng nhanh số lao động sang làm việc. Nhu cầu lao động nước ngoài ở các thị trường này rất lớn và theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, mỗi năm Việt Nam có thể đưa 10.000 lao động sang từng thị trường.

 

Nhưng sau vài năm khai thác, có thể thấy kế hoạch tăng nhanh lao động sang Trung Đông không mấy thành công. Khoảng 50 DN XKLĐ của Việt Nam bắt đầu khai thác thị trường Qatar từ năm 2005 và đến năm 2007 đã đưa được khoảng 10.000 lao động sang nước này. Tuy nhiên, việc tuyển dụng ồ ạt, không thẩm định kỹ đối tác, thu phí cao... cộng với tình trạng quậy phá của một số lao động đã làm phát sinh những phức tạp ở thị trường Qatar.

 

Hậu quả là đầu năm 2008, 17 DN đã bị Cục Quản lý lao động ngoài nước tạm đình chỉ hoạt động đưa lao động sang Qatar. Cuối tháng 12-2008, sau hai lần tạm dừng, Chính phủ Qatar quyết định dừng tiếp nhận vô thời hạn lao động Việt Nam dù hai nước có ký hiệp định về hợp tác lao động. Hiện nước này đã tháo bỏ lệnh dừng nhưng thận trọng trong khâu cấp visa, chỉ cho phép số lượng nhỏ lao động Việt Nam nhập cảnh.

 

Ở UAE, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang từ năm 2003. Có 64 DN khai thác thị trường này. Đây là thị trường XKLĐ được xem là trọng điểm của khu vực Trung Đông với khả năng đưa đi 10.000 lao động/năm. Năm 2009, chỉ có hơn 4.700 người xuất cảnh; năm 2010 tăng 20%, đạt 5.241 người, nhưng rủi ro là chỉ vài tháng sau, phần đông lao động bị trả về nước trước hạn.

Các bài liên quan
Đối tác